Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

Hương Bình lưu luyến


Hương Bình lưu luyến
Đêm sông Hương tiếng đàn nghe thánh thót như rót vào tận lòng du khách phương xa cái phong vị ngọt ngào sâu lắng của đất cố đô
Tôi có người bạn dân Bắc gốc những cứ mỗi khi được nghỉ lại bắt tàu đi du lịch, nhưng với cậu kỉ niệm ngọt ngào nhất vẫn là về với Huế. Cậu nói, chẳng hiểu sao mà cứ như bị trói mất một phần hồn mình ở đó, nên đi đâu mà rảnh lại phải về cho đỡ nhớ. Đỡ nhớ, là nhớ cái không khí bình yên của Huế, nhớ dáng áo dài nón lá bất chợt thấp hoáng giữa trưa nắng làm liêu xiêu lòng người quân tử giữa lúc nhàn vi, đỡ nhớ những chén chè bé xiu xiu nhưng ngon đến lạ, nhớ cái không khí tràn ngập một hương vị rất cổ, rất dịu dàng, đài các và diễm tình thấy sợ, khi những đêm sông Hương văng vẳng tiếng ai ngân hò "ngàn hoa thua một tà áo tím, lướt bay trên cầu càng thắm duyên Hương Bình"*...

Hương Bình lưu luyến

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

Chó Faith chỉ có 2 chân, mà sống có ích .


"Một con chó có thể không hiểu được đạo lý làm người nhưng con người có thể lấy bài học từ con chó để nghiền ngẫm lại chính họ..." Đây là thông điệp từ câu chuyện thú vị về cô chó Faith, từng lên hình bìa tạp chí People, được cộng đồng mạng truyền tay nhau những ngày qua. 

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

24- Hoàng Đình Kiên : tự tay rửa bô … - Phim hoạt hình


24- Hoàng Đình Kiên : tự tay rửa bô …

Hoàng Đình Kiên, người đời nhà Đường, làm quan đến chức Thái Sử, một chức quan coi về việc chép sử, thờ cha mẹ rất có hiếu.


Tuy làm chức quan cao, nhà có nhiều đầy tớ hầu hạ, nhưng ông tự mình săn sóc đến những thứ cần dùng của cha mẹ. Những đồ dùng tiểu tiện của cha mẹ, dù dơ bẩn thế nào, ông cũng chính tay lau rửa và không bảo đầy tớ làm.


Thơ : Lý Văn Phức
Triều Nguyên Hữu có thầy Tăng trực,
Là họ Hoàng ngồi chức sử thần,
Ơn vua đã nhẹ tấm thân,
Phận con, vẫn giữ thờ thân như ngày.

Đồ dơ bẩn tự tay lau chuốt,
Việc tầm thường chẳng chút đơn sai,
Há rằng sai khiến không ai,
Đem thân quan trọng thay người gia nô,

Chức nhân tử phải cho cần khổ,
Có mẹ cha mới có thân ta,
Cho hay đạo chẳng ở xa,
Hay là hiếu tử mới ra trung thần


Nguồn: http://www.gxdaminh.net/tai-lieu/2697-24-hoang-dinh-kien--tu-tay-rua-bo-.html

23- Châu Thọ Xương : bỏ chức quan tìm mẹ - Phim hoạt hình


23- Châu Thọ Xương : bỏ chức quan tìm mẹ

Châu Thọ Xương, người Tống, là con của người vợ thứ. Năm ông vừa lên 7 tuổi, người vợ cả đuổi mẹ ông đi. Về sau ông được làm quan nghĩ đến công sinh thành tác tạo của mẹ đang sống lưu lạc khổ sở, ông cảm thấy chua xót trong lòng.


Ông liền xin từ quan chức để đi tìm mẹ đẻ. Trước khi đi, ông thề rằng: Nếu không tìm được mẹ chết cũng đành. Tìm kiếm khắp nơi, may đến đất Đồng Châu mẹ con lại được trùng phùng. Tuy xa cách nhau đến năm mươi năm, mẫu tử được đoàn viên, ông lấy làm vui mừng. Ông liền rước mẹ về ở chung và phụng dưỡng tận tình.


Thơ : Lý Văn Phức
Chu Thọ Xương làm quan Tống đại,
Mẹ sinh ra bảy tuổi lìa lòng,
Bởi vì đích mẫu chẳng dung.
Đem thân bồ liễu, bạn cùng nước non.
Muôn nghìn dặm, mẹ con xa khuất.
Năm mươi năm trời đất bơ vơ,
Sinh con những tưởng cậy nhờ.
Cái thân sung sướng bây giờ mà chi?
Bỏ quan chức, quyết đi tìm tòi,
Nặng lời thề nói với gia nhân,
Thân này chẳng gặp từ thân,
Thời liều sống thác với thân cho đành.

Nguồn: http://www.gxdaminh.net/tai-lieu/2693-23-chau-tho-xuong--bo-chuc-quan-tim-me.html

22- Đường Thị : nuôi mẹ bằng sữa - Phim hoạt hình


22- Đường Thị : nuôi mẹ bằng sữa

Đường Thị, vợ nhà họ Thôi, ở với mẹ chồng rất có hiếu. Mẹ chồng quá già rụng cả răng, không nhai được cơm. hàng ngày Đường thị phải tắm rửa thật sạch sẻ rồi cho mẹ bú. Nhờ đó mẹ chồng mấy năm liền không ăn mà vẫn được no.


Cảm ơn nàng dâu hiếu để, mẹ chồng không biết lấy gì đền đáp, lúc sắp chết liền khấn nguyện trời phật cho con cháu nhà họ Thôi sau này người nào cũng hiếu thảo như Đường Thị vậy. Quả nhiên về sau con cháu dâu nhà họ Thôi người nào cũng bắt chước gương tốt của Đường Thị ăn ở hiếu thuận với nhà chồng. Họ Thôi nhờ đó được hưng thịnh.


Thơ : Lý Văn Phức
Dâu họ Thôi ai bằng Đường Thị,
Thương mẹ chồng niên kỷ đã cao.
Không răng ăn dễ được nào.
Ngày ngày lau chải ra vào thăm coi,
Lấy sữa ngọt thay mùi cơm cháo.
Mấy năm trời chẳng gạo mà no,
Vì dâu dốc dạ thờ cô.
Da mồi tóc bạc bốn mùa như xuân,
Ơn lòng ấy khôn phần báo lại,
Buổi lâm chung nhủ với hoàng thiên.
Xin cho nguyền được như nguyền.
Dâu dâu ngày khác lại hiền như dâu,
Ai nghe cũng răn nhau hiếu kính.
Cữa Thôi gia hưng thịnh đời đời.
Cho hay gia khánh lâu dài,
Báu nào còn báu hơn người dâu ngoan

Nguồn: http://www.gxdaminh.net/tai-lieu/2689-22-duong-thi--nuoi-me-bang-sua.html

21- Du Kiềm Lâu : nếm phân lo âu - Phim hoạt hình


21- Du Kiềm Lâu : nếm phân lo âu

Cũng chép là Sứu Kìm Lâu Người nước Tề, được nổi tiếng là chí hiếu. Khi được bổ nhậm là Thái Thú ở quận Bình Lăng, đến nhậm chức được mười hôm, bỗng Kiềm Lâu thấy tâm thần bàng hoàng, mồ hôi chảy như tắm, biết là nhà có việc chẳng lành, liền xin từ chức. Về đến nhà, mới hay cha đau nặng đã hai ngày.


Kiềm Lâu lại nghe thầy thuốc nói hễ người bệnh nặng mà phân đắng thì chữa khỏi, bằng trái lại phân ngọt thì khó chữa. Ông liền nếm thử phân của cha thì thấy ngọt, lòng vô cùng lo lắng đứng ngồi không yên. Đêm đêm ông đốt hương nhắm sao Bắc Đẩu mà khấn xin được chết thay cha. Sau ông nằm mơ thấy có một người cầm một thẻ vàng có mấy chữ: Sắc trời cho bình an. Quả nhiên ngày hôm sau cha ông được khỏi bệnh ngay.


Thơ : Lý Văn Phức
Kiềm Lâu có danh Tề Quốc,
Huyện Bình Lăng nhậm chức thân dân.
Tới Nha chưa được một lần,
Như dội tâm thần thường đau.
Vó câu buồn bã.
Thăm cha bệnh đã hai ngày,
Nếm dơ vâng cứ lời thầy,
Đầu lưỡi chua cay trong lòng,
Chữ dạy bệnh trung nghi khổ,
Làm sao bệnh đở mới cam,
Đêm đêm hướng bắc triều tam.
Tánh mạng thay làm thân cha.
Cầu khẩn thấu tòa tinh tú,
Bình an vui thú đình vi,
Cho hay máy động huyền vi.
Minh truyện trước còn ghi kim đằng.

Nguồn: http://www.gxdaminh.net/tai-lieu/2684-21-du-kiem-lau-nem-phan-lo-au.html

20- Mạnh Tông : khóc đến khi măng mọc - Phim hoạt hình


20- Mạnh Tông : khóc đến khi măng mọc

Người ở đất Giang Hạ, về đời Tam Quốc, mồ côi cha, Mạnh Tông ở với mẹ rất có hiếu. Một hôm, bà mẹ của Mạnh Tông đau thèm ăn canh măng, nhưng bấy giờ là mùa đông, khó tìm ra măng.
Ông đi vào trong rừng tre, ngồi bên gốc tre mà khóc. Bỗng đâu có mấy mục măng từ dưới đất mọc lên, quá mừng rỡ. Mạnh Tông mang về nhà nấu canh cho mẹ ăn. Ăn xong bà mẹ liền hết bịnh.


Người ta cho rằng lòng hiếu động của Mạnh Tông, động lòng trời, nên măng mọc lên để cho ông được tròn chữ hiếu. Về sau này có một loại măng màu xám được đặt tên là Mạnh Tông, hình dáng trông rất đẹp và ăn ngon.


Thơ : Lý Văn Phức
Ngô Mạnh Tông phụ thân sớm khuất,
Thờ mẫu thân lòng thực khăng khăng,
Tuổi già trằn trọc băn khoăn.
Khi đau nhớ bát canh măng những thèm.

Trời đông tuyết biết đâu tìm được.
Chốn trúc lâm phải bước chân đi
Một thân ngồi tựa gốc tre.
Ôm cây kêu khóc nằn nì với cây.

Giữa bình địa phút giây bỗng nứt,
Mấy giò măng mặt đất nỗi lên.
Đem về điều đặt bữa canh,
Ăn rồi bệnh mẹ lại lành như xưa.

Măng mùa lạnh bây giờ mới thấy.
Để về sau nhớ lấy cỏ cây.
Cho hay hiếu động cao dày.
Tình sâu cũng khiến cỏ cây cũng tình.


Nguồn: http://www.gxdaminh.net/tai-lieu/2682-20-manh-tong--khoc-den-khi-mang-moc.html